Tag: Giao tiếp tiếng anh trong công việc
Với lịch trình làm việc bận rộn, làm sao để tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà? Đừng lo, trong bài viết dưới đây, ELSA Speech Analyzer sẽ giúp bạn xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả từ A đến Z.
Luyện nói tiếng Anh – Tự tin giao tiếp khi đi làm

Học phát âm đúng, ngữ điệu chuẩn
Học phát âm là một kỹ năng quan trọng nếu bạn muốn nghe nói tiếng Anh thành thạo. Vậy nên, trước hết bạn cần nắm vững 44 âm tiết trong Hệ thống Phiên âm Quốc tế IPA. Đồng thời, rèn luyện thói quen tra cứu phiên âm mỗi khi học từ mới đọc tiếng Anh đúng chuẩn.
Trong quá trình này, bạn hãy song song học cách nhấn nhá ngữ điệu của người bản ngữ. Bởi với mỗi tình huống giao tiếp, ngữ điệu lên xuống sẽ giúp bạn thể hiện ý nghĩa, thái độ và tình cảm cá nhân khác nhau.
Khi kết hợp được kỹ năng phát âm đúng kèm theo ngữ điệu chuẩn, chắc chắn bạn sẽ tự tin giao tiếp lưu loát hơn. Đồng thời, thể hiện được sự chuyên nghiệp khi làm việc, gây ấn tượng với khách hàng và đối tác.
Ghi âm giọng nói và nghe lại
Khi vừa học tiếng Anh, hầu hết mọi người sẽ gặp những lỗi sai cơ bản về trọng âm, nuốt âm hay nối âm giữa các từ. Để luyện phát âm chuẩn, bạn hãy thử ghi âm giọng nói của chính mình và nghe lại, sau đó đối chiếu với giọng đọc bản ngữ.
Cách này sẽ giúp bạn biết được mình đang sai ở đâu và hiệu chỉnh thế nào cho đúng nhất. Ngoài ra, bạn hãy kết hợp với việc luyện nói trước gương để sửa khẩu hình miệng và ngôn ngữ hình thể khi giao tiếp.
Giao tiếp tiếng Anh với đồng nghiệp
Sau khi luyện phát âm, bạn có thể bắt đầu với những bài học giao tiếp tiếng Anh căn bản. Đây là giai đoạn mà bạn cần nói chậm, tập luyện phản xạ với những câu hỏi và trả lời một cách ngắn gọn, đơn giản nhất.
Hãy cùng với đồng nghiệp của mình luyện tập tiếng Anh giao tiếp mỗi ngày, thông qua những đoạn hội thoại ngắn về chủ đề gia đình, công việc, sở thích… Việc này không những giúp bạn cải thiện được kỹ năng nghe nói mà còn tăng sự tự tin cho bản thân.
Ngoài ra, nếu đối phương thành thạo tiếng Anh, họ có thể chỉ ra những lỗi sai hoặc chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm để giúp bạn cải thiện hơn.
Học từ vựng tiếng Anh theo chuyên ngành cho người đi làm
Trong lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm, học từ vựng chuyên ngành được xem là bước quan trọng nhất. Bởi mỗi ngành nghề sẽ có những chủ đề, nội dung giao tiếp và thuật ngữ khác nhau. Ưu tiên học nhóm từ vựng theo đúng ngành nghề sẽ giúp bạn nhanh chóng ứng dụng được trong công việc thực tế.
Bạn hãy trau dồi vốn từ vựng thông qua tài liệu, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành. Đồng thời, trong quá trình học nghe nói, bạn nên ghi lại từ mới trong một cuốn sổ hoặc phần mềm máy tính. Đừng cố gắng viết đi viết lại để ghi nhớ, hãy minh họa thêm bằng hình vẽ và lấy ví dụ để việc học trở nên thú vị hơn.
>>> Xem thêm:
- Giáo trình tiếng Anh cho người đi làm phù hợp, đạt hiệu quả cao
- Trọn bộ từ vựng tiếng Anh trong kinh doanh
Phương pháp luyện nghe tiếng Anh cho người đi làm

Nghe các kênh/ chương trình tiếng Anh cho người đi làm
Lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm không thể thiếu những bài luyện nghe. Bởi chỉ khi có kỹ năng nghe tiếng Anh tốt, bạn mới có thể hiểu đối phương đang đề cập đến chủ đề gì và tiếp nối cuộc đối thoại.
Bạn nên luyện nghe thông qua các kênh youtube, chương trình tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm. Hãy bắt đầu với những chủ đề đơn giản như giới thiệu bản thân, giao tiếp với đồng nghiệp, thuyết phục khách hàng hay đàm phán cùng đối tác. Sau đó, nâng cấp dần lên những chủ đề liên quan đến tiếng Anh chuyên ngành.
Những bài luyện nghe sát với công việc thực tế sẽ giúp bạn ứng dụng tốt hơn khi giao tiếp chốn công sở. Đồng thời, kết hợp để trau dồi vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành của mình.
Bạn có thể tham khảo những kênh luyện nghe tiếng Anh cho người đi làm sau:
- Real English
- VOA Learning English
- Britlish
- BBC Learning English
Luyện nghe tiếng Anh khi giao tiếp qua điện thoại
Với người đi làm, giao tiếp qua điện thoại là một trong những nỗi lo lớn nhất. Bởi vì đối phương sẽ không thể nhìn vào ngôn ngữ cơ thể của bạn để đoán nội dung, trong trường hợp bạn “bí từ” hoặc phát âm sai.
Vì vậy, trong lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm, bạn nên bổ sung các bài học để luyện giao tiếp qua điện thoại với khách hàng, đối tác. Hãy bắt đầu từ những cuộc trò chuyện qua điện thoại với bạn bè, sau đó là giả định tình huống về chủ đề: Đặt lịch hẹn, tư vấn mua hàng, giải quyết khiếu nại,…
>> Xem thêm: 45 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp qua điện thoại
Học ngữ pháp và luyện viết tiếng Anh cho người đi làm

Học các thì cơ bản và cấu trúc câu thông dụng khi đi làm
Trong lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm, bạn không cần quá chú trọng quá tới ngữ pháp, chỉ cần nắm được các thì cơ bản và cấu trúc câu thông dụng. Bạn có thể bắt đầu với cuốn sách “Ngữ pháp tiếng Anh” của tác giả Mai Lan Hương hoặc Grammar for IELTS của Cambridge.
Quan trọng hơn hết, hãy thực hành giao tiếp với những điểm ngữ pháp mà bạn vừa học được. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn, dần dần thiết lập tư duy tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh một cách trôi chảy.
Luyện viết email tiếng Anh
Với người đi làm trong môi trường đa quốc gia, việc viết email tiếng Anh là rất thường xuyên. Đây cũng chính là phương tiện giao tiếp bằng văn bản giữa các phòng ban, khách hàng và đối tác. Vì vậy, bạn nên nắm vững cách viết email tiếng Anh trang trọng, đúng chuẩn khi làm việc.
Ngoài ra, luyện viết email tiếng Anh sẽ giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng khác như: Cách lựa chọn và sử dụng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và cách hành văn phù hợp.
Luyện viết báo cáo tiếng Anh
Báo cáo tiếng Anh sẽ có những quy chuẩn riêng, không chỉ đơn thuần là dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Vì vậy, để hỗ trợ tốt cho công việc của mình, bạn nên luyện viết báo cáo và các mẫu tài liệu quan trọng khác.
Trước hết, bạn nên tìm hiểu cách viết một bản báo cáo tiếng Anh đúng chuẩn. Sau đó, luyện tập viết báo cáo công việc hàng tuần, hàng tháng, sau đó là các bản báo cáo phù hợp với nghề nghiệp. Ví dụ như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, kê khai thuế dành cho nhân viên ngành kế toán.
Để quá trình luyện tập hiệu quả hơn, bạn nên gửi những mẫu báo cáo mình đã viết cho đồng nghiệp hoặc cấp trên và những người có chuyên môn. Họ sẽ giúp bạn đánh giá và sửa lỗi sai cơ bản để dần hoàn thiện hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin
Khóa học tiếng Anh cấp tốc cho người đi làm tại ELSA Speech Analyzer
Để được thiết kế lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm cá nhân hóa, phù hợp với năng lực cá nhân, bạn hãy tải app và học cùng ELSA Speech Analyzer. Thông qua bài kiểm tra đầu vào gồm 16 câu, hệ thống sẽ giúp bạn thiết kế bài học tương ứng với mục tiêu ngành nghề. Như vậy, việc học tiếng Anh giao tiếp của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
ELSA Speech Analyzer cung cấp kho bài học khổng lồ, phù hợp với mọi ngành nghề, phòng ban và vị trí trong công ty. Cụ thể, bạn sẽ được trải nghiệm 290+ chủ đề, 25.000 bài học về tiếng Anh ngành Dịch vụ, ngành Công nghệ thông tin, Tài chính – Ngân hàng hoặc Logistic,…

Bên cạnh đó, ELSA Speech Analyzer còn cung cấp những mẫu câu, hội thoại khi giao tiếp tại nơi làm việc dưới dạng video clip trực quan. Bạn sẽ được học cách trò chuyện với đồng nghiệp, thuyết trình, phỏng vấn bằng tiếng Anh,…
Tất cả những bài học tại ELSA Speech Analyzer đều được thiết kế dựa trên giáo trình chuyên sâu của Đại học Oxford, với cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, bạn đã có thể trải nghiệm những tính năng bổ ích của ELSA Speech Analyzer – app học tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả nhất hiện nay.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Với ELSA Speech Analyzer, bạn sẽ được luyện tiếng Anh nghe nói cùng công nghệ A.I. độc quyền. Hệ thống sẽ nhận diện giọng nói của bạn, sau đó chỉ ra lỗi sai phát âm trong từng âm tiết. Người dùng sẽ được học cách phát âm đúng chuẩn bản ngữ, từ khẩu hình miệng cho đến ngữ điệu, nhấn nhá.

Việc luyện tập các kỹ năng tiếng Anh cho người đi làm đều được tích hợp trong ELSA Speech Analyzer. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tự tin giao tiếp chốn công sở, nói tiếng Anh lưu loát trong mọi ngành nghề.
Những sai lầm khi tự học tiếng Anh cho người đi làm
- Tư duy ngôn ngữ theo kiểu dịch nghĩa – nói
Đây là một trong những phương pháp học tiếng Anh kém hiệu quả của người Việt Nam. Thông thường, khi nghe một câu hỏi, bạn sẽ dịch câu đó sang tiếng Việt, nghĩ câu trả lời và dịch nó sang tiếng Anh. Thay vì vậy, bạn hãy luyện tập tư duy nghe – nghĩ – trả lời bằng tiếng Anh để cuộc hội thoại trôi chảy hơn.
- Không biết bản thân phát âm đúng hay sai
Một trong những lỗi sai phổ biến khiến bạn học tiếng Anh mãi không tiến bộ đó là phát âm sai. Điều này sẽ khiến đối phương không hiểu rõ nội dung mà bạn đề cập, làm cho cuộc hội thoại trở nên ấp úng và công việc kém hiệu quả. Chính vì vậy, phát âm chuẩn là kỹ năng bắt buộc nếu bạn muốn giao tiếp tiếng Anh thành thạo.
- Chỉ luyện nghe mà ngại nói
Nguyên nhân của việc ngại nói tiếng Anh có thể là do tâm lý sợ mắc lỗi, sợ sai. Nếu cứ tiếp tục như vậy, chắc chắn bạn sẽ mất nhiều cơ hội trong công việc.
Để đánh gục tâm lý sợ nói tiếng Anh, đầu tiên bạn hãy học cách chấp nhận rằng lỗi sai là điều rất bình thường trong quá trình học ngôn ngữ. Bất cứ ai khi bắt đầu đều mắc sai lầm, phải sau quá trình rèn luyện dài thì mới có thể tự tin giao tiếp.
>>> Xem thêm: Phương pháp học tiếng Anh cho người đi làm
Làm sao để học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm hiệu quả?

Trước khi áp dụng lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm mà ELSA Speech Analyzer gợi ý trên, bạn cần lưu ý một số điều sau để học tập hiệu quả hơn:
- Tự tin hỏi nếu không hiểu
Khi giao tiếp tiếng Anh, nếu bạn nghe không rõ hoặc chưa hiểu ý đối phương muốn truyền tải, hãy mạnh dạn hỏi lại. Nếu không, bạn sẽ còn lặp lại những điểm này trong tương lai và sẽ tiếp tục “ú a ú ớ”
- Đặt ra kế hoạch học tập cho bản thân
Lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu bạn phân chia thời gian biểu hợp lý. Trước tiên, bạn cần xác định trình độ hiện tại, sau đó áp dụng phương pháp cũng như tài liệu phù hợp.
- Không nên tạo áp lực
Hãy để bản thân mình tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái nhất. Học tiếng Anh cần thời gian dài và nỗ lực rèn luyện. Bạn không thể nói chuyện lưu loát như người bản xứ trong 1 – 2 ngày. Vì vậy, tạo tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn tiếp thu tốt hơn, có nhiều động lực hơn.
- Đọc sách tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm
Nếu bạn là người thích đọc sách thì phương pháp học tiếng Anh cho người đi làm này là hoàn toàn phù hợp. Sách dạy giao tiếp tiếng Anh trong kinh doanh thường bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, xuất phát từ những đoạn hội thoại chốn công sở nên rất phù hợp cho những người mới bắt đầu.
Bạn có thể tham khảo những cuốn sách học tiếng Anh cho người đi làm nổi tiếng như: Business Goals Professional English, Ship or Sheep, Real Listening & Speaking.
>> Xem thêm: Top 7 giáo trình tiếng Anh cho người đi làm
Trên đây là lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả, cải thiện cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Hãy bắt đầu luyện tập từ hôm nay để nâng cấp tiếng Anh, nhân đôi hiệu suất làm việc và phát triển cơ hội nghề nghiệp nhé.
Có đến 1001 lý do khiến bạn cảm thấy học tiếng Anh giao tiếp khó khăn. Đặc biệt, nếu bạn đã là người đi làm thì quỹ thời gian học lại càng hạn hẹp. Lúc này, bạn cần hình thức học khác biệt truyền thống nhưng vẫn đảm bảo khả năng giao tiếp của bản thân. Liệu ELSA Speech Analyzer có trở thành chương trình học đồng hành học tiếng anh giao tiếp cho người bận rộn hay không? Cùng tìm hiểu ngay.
Học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm thường gặp khó khăn gì?
1. Không có thời gian dành cho tiếng Anh
Nếu như thời học sinh – sinh viên bạn có quỹ thời gian rảnh rỗi để có thời gian học tiếng Anh thì khi đi làm, quỹ thời gian đó không còn đủ để học. Thường người đi làm học tiếng Anh ngoài giờ hành chính hoặc cuối tuần. Vì vậy, thời gian rảnh rỗi bị rút ngắn nhiều so với thời trước.
Ngoài ra, nhiều người lập gia đình lo cho con cái, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khiến thời gian học tiếng Anh ngày càng eo hẹp hơn.

2. Khả năng ghi nhớ kém, khó tập trung
Công việc hàng ngày không chỉ chiếm hết thời gian mà còn cả sức lực, trí lực của người đi làm. Thậm chí, một số bạn còn mang việc về nhà làm vì trễ deadline hoặc gấp rút công việc. Không chỉ vậy, các vấn đề và mối lo xung quanh cuộc sống khiến người đi làm mệt mỏi.
Vì vậy, trí nhớ và khả năng tập trung vào học một lĩnh vực nào đó kém hơn. Đặc biệt là tiếng Anh.
3. Dễ chán nản, không kiên trì
Mục tiêu của học tiếng Anh giao tiếp để phục vụ cho công việc. Người đi làm nhận thức được điều này nhưng lại không có đủ dũng khí lớn kiên trì. Nguyên nhân khiến họ chán nản vì thiếu thời gian và môi trường rèn luyện. Họ không kiên trì theo đuổi đến cùng vì quá nhiều vấn đề bên ngoài tác động khiến bỏ giữa chừng.

4. Kéo dài hoàn thành khóa học
Vì bận bịu mà các khóa học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm bị đứt quãng và gián đoạn. Họ không sắp xếp được thời gian học tập nên khóa học bị kéo dài hoặc “ngủ đông” vài tháng. Sau khi quay lại học, lượng kiến thức bị lãng quên và phải học lại từ đầu.
4 mẹo cải thiện tiếng Anh nhanh nhất cho người đi làm
Xem các kênh truyền hình bằng tiếng Anh
Thay vì trước đây bạn xem các kênh yêu thích, các chương trình truyền hình bằng tiếng Việt thì bây giờ hãy thử mở và luyện nghe bằng tiếng Anh nhé! Thời gian đầu, chắc chắn bạn học sẽ gặp một số khó khăn trong quá trình nghe hiểu các nội dung bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, hãy cố gắng nghe hết video và ghi chép lại những từ khóa quan trọng mà bạn nghe được.
Một số website miễn phí mà bạn có thể cải thiện tiếng Anh cho bản thân như: BBC, NBC, Ted Talks,…
>> Xem thêm: Tự tin “bắn” tiếng Anh qua điện thoại
Đọc sách mọi lúc mọi nơi

Bạn là người đi làm nên quá trình nâng cao kiến thức nghề nghiệp là rất cần thiết. Vậy có cách nào nhanh nhất để bồi đắp kiến thức của bạn mỗi ngày? Câu trả lời đó là sách. Hãy lựa chọn những quyển sách gần với chuyên ngành, lĩnh vực làm việc của bạn nhất để đọc và nghiên cứu. Quá trình đọc sách mỗi ngày không chỉ cung cấp thêm những kiến thức bổ ích mà còn làm giàu cho bộ nhớ của bạn với lượng từ vựng chuyên ngành.
Xem thêm: Giáo trình tiếng Anh cho người đi làm phù hợp, đạt hiệu quả cao
Giao tiếp với đồng nghiệp bằng tiếng Anh
Phương pháp nhanh nhất để cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho người học là sử dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Tại công ty, bạn có thể cùng đồng nghiệp của mình luyện tập giao tiếp bằng tiếng Anh mỗi ngày. Hãy bắt đầu từ những câu chào hỏi sau đó tiếp tục với những cuộc trò chuyện về cuộc sống, về công việc, gia đình,… Việc luyện nói tiếng Anh mỗi ngày sẽ tạo thành thói quen cho bạn và chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ thấy khả năng giao tiếp của mình tiến bộ vượt bậc đấy!
>> Xem thêm: Cách học tốt tiếng Anh văn phòng

Đừng tự tạo áp lực cho bản thân
Bạn cảm thấy lo lắng khi bản thân đã cố gắng luyện tập tiếng Anh nhưng vẫn không khá hơn chút nào. Đừng quá ép buộc bản thân học tiếng Anh một cách máy móc nhất, bạn nên cân bằng thời gian giữa việc học và thư giãn. Hãy đón nhất tiếng Anh một cách thoải mái nhất. Chỉ cần một bài nhạc, một chương trình hay một bộ phim bằng tiếng Anh bạn cũng có thể cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình. Hãy bắt đầu thực hành và chinh phục ngôn ngữ này ngay bây giờ nhé!
Giới thiệu khóa học phát âm tiếng Anh ELSA Speech Analyzer cho người đi làm
Ưu điểm của công cụ học tiếng Anh giao tiếp ELSA Speech Analyzer cho người đi làm
Thấy được những khó khăn mà người đi làm phải gánh chịu, chương trình học ELSA Speech Analyzer được ra đời nhằm giải quyết vấn đề nan giải trên với nhiều ưu điểm vượt trội.

- Sử dụng công nghệ AI – nhận diện giọng nói độc quyền
ELSA Speech Analyzer giúp bạn học và sửa lỗi phát âm chuẩn đến từng âm tiết. Từ đó, khả năng phát âm chính xác của bạn tốt hơn.
- Kho từ điển miễn phí, bài học đa dạng
Từ điển độc đáo và chuyên dụng cho việc học nói và giao tiếp. Song song đó, bạn sẽ được học hơn 1500 chủ đề gần gũi trong cuộc sống.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
- Tương tác với người máy bản xứ
Bạn sẽ được xây dựng lộ trình học riêng biệt theo khả năng và mục tiêu học nhờ trợ lý trí tuệ nhân tạo được thiết lập trên ELSA Speech Analyzer.
- Sự linh hoạt về thời gian
Khi bạn sử dụng chương trình học ELSA Speech Analyzer, thời gian học tiếng Anh của bạn có thể linh động theo thời gian rảnh rỗi. Bạn có thể mang ra học bất kỳ ở nơi đâu, thời gian nào mà không bị gò bó cố định.

- Miễn phí hoặc tốn ít chi phí hơn so với lên trung tâm Anh ngữ học
Bạn phải tốn chi phí đắt đỏ lên trung tâm để học tiếng Anh nhưng phải trì hoãn lại hoặc không hiệu quả khiến khiến bạn chán nản. Với ELSA Speech Analyzer, bạn chỉ cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhỏ có thể học 1 năm hoặc trọn đời mà kỹ năng của bạn vẫn tăng không ngừng.
- Tái sử dụng tài nguyên
So với việc học kiểu truyền thống, bạn có thể tận dụng việc học lại tiếng Anh trên ELSA Speech Analyzer ở các bài học chưa tốt.
>> Tham khảo thêm: Thuyết trình bằng tiếng Anh sao cho ấn tượng?
Học tiếng Anh giao tiếp trên ELSA Speech Analyzer cho người đi làm phù hợp với ai?
Những người có nhu cầu học và cải thiện tiếng Anh giao tiếp đều có thể học tiếng Anh ELSA Speech Analyzer.
Chương trình học ELSA Speech Analyzer với thiết kế giao diện thân thiện người dùng. Hình ảnh, âm thanh và trợ lý sáng tạo, gần gũi giúp bạn hứng thú với việc học hơn. Vì vậy, tất cả các đối tượng có nhu cầu học giao tiếp tiếng Anh đều có thể sử dụng công cụ để rèn luyện mỗi ngày. Đến với ELSA, người dùng có cơ hội:
- Học đến đâu thực hành đến đó.
- Khắc phục những điểm yếu trong giao tiếp tiếng Anh bao gồm phát âm, lưu loát, ngữ điệu, đặc biệt là ngữ pháp và từ vựng.
- Luyện nói lưu loát và phản xạ tiếng Anh trong mọi hoàn cảnh.
Nhận thức được sự khó khăn trong việc học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm, ELSA Speech Analyzer giúp bạn cải thiện tiếng Anh cũng như sự tự tin trong công việc và cuộc sống. Bạn có thể tải đăng ký học thử miễn phí tại đây.
Muốn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bên cạnh bạn có một chiếc CV nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thì cần có một ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ. Đặc biệt là tiếng Anh. Vậy làm cách nào để có thể nói tiếng Anh lưu loát và hay trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy áp dụng 5 tuyệt chiêu nói tiếng Anh sau để chớp lấy cơ hội việc làm tốt nhất cho mình nhé!
Cách giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn
Câu hỏi đầu tiên và gần như xuất hiện trong mọi buổi phỏng vấn chính là giới thiệu về bản thân. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng đây chính là cơ hội để bạn cho nhà tuyển dụng thấy mình phù hợp với vị trí ứng tuyển như thế nào. Vậy nên, thay vì nói quá chi tiết về thông tin cá nhân, bạn nên đề cập nhiều hơn đến công việc hoặc những tố chất có liên quan đến công việc sắp đến. Ở phần này, bạn nên dùng những câu nói tiếng Anh ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề như nền tảng giáo dục, kinh nghiệm làm việc cụ thể, mục tiêu nghề nghiệp hoặc lý do bạn chọn ứng tuyển.
>> Xem thêm: 140+ từ vựng tiếng Anh Thương Mại người đi làm cần nắm
Tuyệt chiêu nói tiếng Anh về điểm mạnh cá nhân
Đối với các câu hỏi về thế mạnh, bạn cần chuẩn bị trước những nội dung có liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng đang phỏng vấn thay vì nói lan man, không có mục đích. Thông thường, phần này sẽ liên quan khá nhiều đến các tính từ đề cập đến tính cách, chẳng hạn như: proactive (chủ động), punctual (đúng giờ), cautious (cẩn thận), creative (sáng tạo), flexible (linh hoạt)… Hãy cố gắng nói tiếng Anh với giọng điệu trầm ổn, đáng tin cậy để không khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang quá “show-off” (khoe khoang).
>> Tham khảo thêm: Giáo trình tiếng Anh văn phòng đầy đủ nhất 2023
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp những câu hỏi với cách trả lời tương tự như:
- What makes you the best candidate for this job? (Điều gì khiến bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí này?)
- Why should we hire you? (Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?)

Tuyệt chiêu nói tiếng Anh về điểm yếu khi phỏng vấn tiếng Anh
Thông thường mọi người đều rất ngại nói về những điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, trong một buổi phỏng vấn, nếu bạn trả lời rằng mình không có điểm yếu nào sẽ rất khó được đánh giá cao. Vậy nên, hãy tập luyện tuyệt chiêu nói tiếng Anh về điểm yếu của bản thân sao cho đó đồng thời cũng gợi mở một điểm mạnh khác. Điều này sẽ giúp bạn gây ấn tượng và tạo thiện cảm với người tuyển dụng.
Một vài ví dụ bạn có thể tham khảo khi tập nói tiếng Anh về điểm yếu của mình như:
- I usually focus too much on the details (Tôi thường chú trọng quá nhiều vào tiểu tiết).
- I have been uncomfortable with ambiguity in the past. (Tôi từng cảm thấy không thoải mái với những thứ không rõ ràng trước đây).
>> Đọc thêm: Những cụm từ thông dụng khi đi làm dành cho nhân viên công sở
Vì sao bạn nghỉ công việc cũ?
Mặc dù đây không phải là câu hỏi bẫy bởi đơn giản mục đích của nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn có thể gắn bó lâu dài với công việc hay không. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên lại bị sa vào việc nói tiêu cực về vị trí hoặc chỗ làm cũ. Điều này khiến bạn mất điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Hãy thật khéo léo và chọn những nói tiếng Anh thiên về cá nhân hơn. Chẳng hạn như:
- I’m looking for new challenges. (Tôi muốn tìm kiếm thử thách mới)
- I reevaluated my career goals and thought a change was needed. (Tôi đã đánh giá lại các mục tiêu nghề nghiệp của mình và nghĩ cần thay đổi).

Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, hầu hết các nhà tuyển dụng đều đưa ra câu hỏi này. Đây được xem là phần đánh giá cuối cùng về khả năng của bạn thông qua các câu hỏi mà bạn đặt ra. Bạn có thể chọn hỏi về những thắc mắc của mình xoay quanh công việc để thể hiện sự hứng thú của bản thân đối với vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, hãy hạn chế hỏi trực tiếp về lương hoặc quyền lợi ngay trong vòng phỏng vấn đầu tiên. Bởi điều này rất có thể sẽ khiến mọi nỗ lực của bạn “đổ sông đổ biển” ngay ở phút cuối đấy! Thay vào đó, hãy tập những câu nói tiếng Anh chứng tỏ bạn rất muốn có cơ hội phát triển lâu dài cùng công ty như:
- Could you please show me something about company culture? (Có thể giới thiệu đôi nét về văn hóa công ty không ạ?)
- Does the company have inhouse training for staff? (Công ty có chương trình đào tạo nội bộ cho nhân viên không ạ?)
Luyện tập kỹ lưỡng những câu nói tiếng Anh phù hợp cho từng tình huống được đề cập ở trên sẽ giúp bạn có lợi thế rất lớn khi phỏng vấn. Bởi lẽ, dù bạn dày dạn kinh nghiệm đến đâu thì cũng chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để thể hiện. Bằng cách sử dụng tuyệt chiêu nói tiếng Anh hãy cố gắng chứng minh mình là người xứng đáng để có công việc mơ ước. Đừng quên cài đặt ELSA Speech Analyzer để luyện tập nhiều hơn với chủ đề Interview để chuẩn bị tốt nhất cho vòng phỏng vấn sắp tới nhé!
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Làm thế nào để nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm nhanh chóng, hiệu quả nhưng vẫn linh động thời gian? Trong bài viết này, ELSA Speech Analyzer sẽ gợi ý lộ trình và cách học tiếng anh giao tiếp cho người đi làm, giúp bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ dù bận rộn đến đâu đi nữa.
Lộ trình tự học tiếng Anh cho người đi làm
Cách học tiếng anh giao tiếp cho người đi làm có 2 giai đoạn sơ cấp và trung cấp, chi tiết như sau:
Giai đoạn 1: 3 tháng
Giai đoạn 1 là giai đoạn Beginner, đây là thời gian dành cho việc xây dựng nền tảng tiếng Anh, kéo dài trong vòng 3 tháng. Giai đoạn này rất quan trọng, bởi nắm vững những kiến thức căn bản thì bạn mới có thể phát triển toàn diện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tiếng Anh lưu loát như người bản ngữ.
Trong vòng 3 tháng này, bạn cần trau dồi vốn từ vựng vững chắc, hoàn thiện ngữ âm. Nền tảng từ vựng chắc sẽ giúp bạn phát triển tư duy hội thoại và giao tiếp cơ bản.
- Học từ vựng tiếng Anh level beginner
Chú trọng học những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và công việc như: giới thiệu bản thân, sở thích, gia đình, công việc, học tập…
Tuy nhiên, để có thể nhanh chóng vận dụng từ vựng vào giao tiếp, bạn nên học thông qua các đoạn hội thoại, audio và kết hợp luyện nghe để bổ trợ cho phần ngữ âm.
- Học ngữ âm tiếng Anh
Tập trung làm quen và nắm vững cách phát âm 44 âm trong bảng IPA. Bạn có thể thực hành bằng cách học từng âm đơn lẻ, sau đó kết hợp theo cặp để nắm rõ sự khác nhau giữa các âm có cách phát âm tương tự nhau. Cuối cùng, khi đã thành thạo, bạn có thể luyện phát âm với cả câu đầy đủ.
- Học ngữ pháp tiếng Anh
Bạn nên nắm chắc 6 thì cơ bản gồm: thì hiện tại đơn, thì tương lai đơn, thì quá khứ đơn, thì hiện tại hoàn thành, thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ tiếp diễn. Đây là những thì cơ bản nhất, có thể sử dụng trong hầu hết các đoạn hội thoại thông thường.
Ngoài ra, bạn cần nắm chắc chức năng và vị trí của 5 từ loại tiếng Anh cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ để vận dụng hiệu quả trong giao tiếp.
Xem thêm: Giáo trình tiếng Anh cho người đi làm phù hợp, đạt hiệu quả cao

- Ôn tập và kiểm tra trình độ thường xuyên
Đặc biệt, để học tập hiệu quả và ghi nhớ kiến thức lâu dài, bạn nên ôn luyện cũng như kiểm tra thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn biết được điểm thiếu sót và kịp thời điều chỉnh. Một trong những mẹo hay giúp bạn đánh giá khả năng từ vựng, ngữ âm của bạn trong giai đoạn này là sử dụng App ELSA Speech Analyzer.
Với ELSA Speech Analyzer, bạn sẽ được làm bài test đầu vào, hệ thống sẽ tiến hành đánh giá và chấm điểm bản ngữ. Đồng thời, bạn sẽ biết được những kỹ năng nào tốt, kỹ năng nào chưa tốt và cần cải thiện, từ đó đặt ra lộ trình học tiếng Anh cá nhân hóa.
Trong suốt quá trình học, bạn sẽ được kiểm tra và báo cáo tiến độ học tập thường xuyên. ELSA Speech Analyzer sẽ tự động điều chỉnh bài học phù hợp với trình độ của bạn, rút ngắn thời gian ôn luyện và mang lại hiệu quả cao.
>>> Kiểm tra trình độ tiếng Anh của bạn ngay tại đây!
Giai đoạn 2: 3 tháng
Giai đoạn 2 hay còn gọi là giai đoạn Intermediate, kéo dài trong vòng 3 tháng. Đây chính là lúc bạn bắt đầu rèn luyện chuyên sâu, nâng cao kỹ năng nghe, nói, phản xạ tiếng Anh qua các chủ đề giao tiếp đa dạng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên làm quen với việc viết email, cover letter, phỏng vấn, thuyết trình,… bằng tiếng Anh trong giai đoạn này để hỗ trợ công việc.
- Học phát âm tiếng Anh
Học thêm các kỹ thuật phát âm nâng cao như nối âm, nuốt âm, giảm âm… Đây là những yếu tố quan trọng để bạn có thể giao tiếp một cách trôi chảy, tự nhiên.
- Học từ vựng tiếng Anh level intermediate
Ngoài vốn từ đã học ở giai đoạn sơ cấp, bạn cần bổ sung thêm những chủ đề liên quan đến công việc, chuyên ngành để phục vụ tốt hơn cho quá trình giao tiếp tại công sở.
>>> Xem ngay: Trọn bộ 240+ từ vựng tiếng Anh kinh doanh và chuyên ngành kinh tế
- Học ngữ pháp tiếng Anh
Mở rộng thêm các cấu trúc nâng cao để giao tiếp trôi chảy, truyền đạt thông tin chính xác hơn. Tuy nhiên, bạn không nên học dàn trải mà chỉ chọn lọc những cấu trúc, mẫu câu cần thiết nhất trong công việc để đảm bảo hiệu quả, tránh đi lạc hướng.
>>> Xem ngay: 35 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm giúp thăng tiến bứt phá
Cuối cùng, cũng như ở giai đoạn 1, bạn nên dành thời gian kiểm tra trình độ định kỳ (theo tuần, tháng) cùng ELSA Speech Analyzer để kịp thời điều chỉnh những phần chưa hoàn thiện, đảm bảo mục tiêu đề ra.

Trọn bộ giáo trình tự học tiếng Anh cho người đi làm
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như thuận tiện hơn trong việc xây dựng kế hoạch học tập theo lộ trình gợi ý ở trên, ELSA Speech Analyzer đã tổng hợp trọn bộ tài liệu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm dành cho bạn.
>>> Xem ngay: Trọn bộ tài liệu/ giáo trình tiếng Anh cho người đi làm
5 Cách tự học tiếng Anh cho người đi làm siêu hiệu quả
Đối với người đi làm, việc sắp xếp thời gian học tiếng Anh cố định không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng giao tiếp trong vòng 6 tháng nếu áp dụng những phương pháp sau đây:
Nâng cao vốn từ chuyên ngành kinh tế
Dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào đi nữa thì việc nâng cao vốn từ chuyên ngành kinh tế vẫn vô cùng cần thiết. Bởi đây là chủ đề nền tảng, sử dụng thường xuyên khi giao tiếp tại văn phòng, công sở.
Để làm được điều này, bạn nên dành thời gian đọc các chuyên mục về kinh tế trên những trang báo bằng tiếng Anh, đọc sách chuyên ngành hoặc xem tin tức tài chính – kinh tế trên các kênh truyền hình. Bạn có thể ưu tiên học những từ/ cụm từ liên quan, “sát” với ngành nghề để giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc.
Thực hành và kiểm tra viết tiếng Anh
Khác với việc giao tiếp tiếng Anh thông thường, người đi làm cần trau dồi thêm kỹ năng viết để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Do đó, bạn nên dành thời gian thực hành, luyện tập soạn thảo văn bản bằng tiếng Anh như email, biên bản,…
Nếu không chắc chắn về ngữ pháp và từ vựng, bạn có thể sử dụng các trình xử lý văn bản như Microsoft Word hoặc OpenOffice để soạn thảo. Những trình duyệt này có thể giúp bạn phát hiện lỗi chính tả, ngữ pháp tự động, đồng thời lưu trữ tài liệu học tập để xem lại khi cần.
Luyện nói và giao tiếp mỗi ngày
Để nâng cao khả năng giao tiếp, cách tối ưu nhất vẫn là luyện nói tiếng Anh. Bạn có thể trò chuyện cùng đồng nghiệp hoặc tự độc thoại dựa theo các đoạn hội thoại mẫu. Dù chọn phương pháp nào đi nữa, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen nói tiếng Anh mỗi ngày để tạo phản xạ tự nhiên với ngôn ngữ này, không còn e ngại khi giao tiếp thực tế.
Lấp đầy kiến thức bằng sách tiếng Anh
Có rất nhiều nguồn tài liệu để học tiếng Anh nhưng sách vẫn là một phần quan trọng nếu bạn muốn xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc.

Những kiến thức được truyền tải qua sách đã được chắt lọc và phân bổ hợp lý, giúp người học dễ nắm bắt và đối chiếu khi cần. Do đó, hãy dành một góc ở nơi làm việc cho các cuốn sách tiếng Anh chất lượng mà bạn có thể xem khi có thời gian.
ELSA Speech Analyzer – Ứng dụng tự học tiếng Anh cho người đi làm
Nếu bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để học tiếng Anh giao tiếp theo lộ trình được gợi ý ở trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ELSA Speech Analyzer để bắt đầu. Đây là ứng dụng luyện nói và giao tiếp tiếng Anh theo giọng chuẩn quốc tế, có khả năng nhận diện và hướng dẫn sửa lỗi phát âm chính xác đến từng âm tiết.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Theo đó, khi luyện tập cùng ELSA Speech Analyzer bạn sẽ được chấm điểm bản xứ, hướng dẫn sửa lỗi chi tiết từ cách nhả hơi, đặt lưỡi đến khẩu hình miệng. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt và phát âm chuẩn theo 44 âm IPA, làm nền tảng phát triển các kỹ năng quan trọng còn lại.
Hiện ELSA Speech Analyzer đã phát triển hơn 290 chủ đề và được cập nhật thường xuyên, cung cấp từ vựng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nhờ đó, khi thực hành cùng ELSA Speech Analyzer, bạn cũng sẽ nâng cao được vốn từ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Dù đặc thù công việc bận rộn nhưng nếu lựa chọn đúng tài liệu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm cũng như phương pháp học phù hợp, bạn hoàn toàn có thể nâng cao trình độ theo đúng mục tiêu đề ra. Hãy bắt đầu bằng việc cài đặt ELSA Speech Analyzer và xác định cách học tiếng anh giao tiếp cho người đi làm dành riêng cho mình ngay thôi!
Chắc hẳn các bạn đã không ít lần phải đứng trước đám đông để thuyết trình về một chủ đề gì đó phải không nào? Ví như khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn sẽ phải thuyết trình về một môn học bất kỳ, hay khi đi làm bạn buộc phải trình bày về một dự án, bản kế hoạch mới… Tiếng Anh thuyết trình không chỉ là một kỹ năng nói trước đám đông mà còn thể hiện được sự tư duy và mức độ chuẩn bị kỹ lưỡng của người nói. Ở bài này, ELSA Speech Analyzer sẽ cùng bạn nghiên cứu cách để mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh làm sao cho hiệu quả nhất.
Phần mở đầu của một bài thuyết trình cần có những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Drawing attention and welcoming audience
(Thu hút sự chú ý và chào khán giả)
Thông thường khi mở đầu một bài thuyết trình, người nói sẽ phải sử dụng một câu hỏi hoặc lên giọng để thu hút người nghe tập trung vào bài thuyết trình của mình.
>> Xem thêm: 200+ từ vựng thông dụng trong giao tiếp cho người đi làm
Cùng tham khảo những mẫu câu tiếng Anh thuyết trình để mở đầu sau:
- May I have your attention, please?
- Shall we start right now?
- Shall we get started?
Sau khi tất cả mọi người đã ổn định chỗ ngồi, người thuyết trình sẽ tiếp tục chào khán giả ở bên dưới:
- Good morning/ afternoon/ evening, ladies and gentlemen (formal)
- Hello/ Hi, everyone (Less formal)
- First of all, I would like to thank you all for coming here today. (Formal)
- I am glad that so many of you could make it today. (Less formal)
>> Xem thêm: Mẫu câu giao tiếp khi đi làm thông dụng nhất

Bước 2: Introducing yourself
(Giới thiệu về bản thân)
Để giới thiệu về bản thân, bạn có thể chọn 1 trong 2 mẫu bên dưới để trình bày:
– Let me introduce myself.
- For those of you who don’t know me, my name is Tom Brown. I’m here in my function as the head of the HR department.
- As you probably know, I’m (Jenny Smith) from (Marketing and Sales).
Bước 3: Saying your topic
(Nói về chủ đề của bạn)
Trước khi bắt đầu thuyết trình, bạn nên giới thiệu sơ lược về chủ đề đó để người nghe có thể nắm được chủ đề của nội dung mà bạn sắp trình bày.
Hãy tham khảo một số mẫu câu cùng ELSA Speech Analyzer nhé!
- Today’s topic is (how to create videos) (Less formal)
- Today I would like to talk about (our recent marketing strategies) (Less formal)
- The subject of my presentation is (ways to boost company’s revenue) (Formal)
- What I’d like to present to you today is (our new product launch next month) (Formal)

Lưu ý: Các bạn hay dùng là “I’d like to present about …”. Tuy nhiên đây là cách nói hoàn toàn sai. Cách dùng đúng của từ “present” là present something to somebody.
Bước 4: Explain why the audience will be interested
(Giải thích lý do tại sao khán giả sẽ quan tâm đến chủ đề đó)
Tất nhiên là sẽ chẳng ai muốn nghe những điều không liên quan đến mình hoặc những điều mà mình đã biết. Những câu sau đây cũng là một cách giữ chân khán giả ở lại với bài thuyết trình của mình từ đầu cho đến cuối.
- My talk is particularly relevant to those of you who (works in content marketing)
- Today’s topic is of particular interest to those of us who …..
- My topic is very useful for you because …….
- By the end of this presentation, you will be familiar with ………
>> Xem thêm:
- Giáo trình tiếng Anh cho người đi làm đầy đủ nhất 2023
- 4 Cách kết thúc bài thuyết trình bằng tiếng Anh thật ấn tượng
Để có một bài thuyết trình tiếng Anh hoàn thiện đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, tuy nhiên nếu bạn nắm kỹ những câu tiếng Anh thuyết trình trên, bạn cũng đã đạt được những bước nhỏ để tiến đến thành công rồi đấy. Thêm vào đó, bạn cần luyện tập mỗi ngày cùng ELSA Speech Analyzer để cải thiện kỹ năng phát âm bởi đây cũng là một trong những yếu tố giúp bài thuyết trình của bạn hay hơn.
Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, việc các doanh nghiệp có khách hàng hoặc sử dụng chuyên gia, nhân viên là người nước ngoài cực kỳ phổ biến. Vậy nên, việc bạn trang bị sẵn cho mình vốn từ vựng tiếng Anh thương mại để giao tiếp trong kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Tham khảo ngay tổng hợp từ vựng tiếng Anh cho doanh nghiệp trong bài viết sau để luôn tự tin trao đổi trong mọi hoàn cảnh!
Tiếng Anh thương mại là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tiếng Anh thương mại. Một số người cho rằng đây là tổng hợp các từ vựng chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực này. Trong khi đó cũng có nhiều người nhận định đây là việc học về kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống kinh doanh.
Như vậy, tổng hợp một cách đơn giản thì thì tiếng Anh thương mại là tiếng Anh được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh như giao dịch, thương mại, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng…
Tiếng Anh thương mại có khác biệt gì với tiếng Anh nói chung?
Sự rõ ràng và chính xác trong giao tiếp
Trong giao tiếp thông thường cũng như trong các văn bản kinh doanh, tiếng Anh thương mại cần sự rõ ràng, mạch lạc và nhất quán trong cách trình bày. Điều này nhằm tránh gây ra các hiểu lầm không đáng có làm lãng phí thời gian giải thích, gây cảm giác thiếu chuyên nghiệp hoặc thậm chí làm tổn thất kinh tế. Đặc biệt, tiếng Anh thương mại còn có thể liên quan đến hợp đồng pháp lý, do đó yêu cầu độ chính xác và rõ ràng cực kỳ cao.
Độ dài từ ngữ
Tiếng Anh thương mại ưu tiên sử dụng các từ ngữ ngắn gọn, trực tiếp, tránh dùng các từ sáo rỗng, gây khó hiểu.
Ngữ pháp
Trong giao tiếp kinh doanh, mọi người thường ưu tiên sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản tạo nên những câu ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề.

Những từ/cụm từ vựng tiếng Anh thương mại viết tắt
Trong tiếng Anh thương mại, có khá nhiều các từ/cụm từ viết tắt được sử dụng khá thường xuyên. Do đó, bạn cần nắm vững những từ này để giao tiếp thuận tiện hơn.
STT | Viết tắt | Từ tiếng Anh | Ý nghĩa |
1 | @ | at | Ký tự thường xuất hiện trong địa chỉ email. |
2 | a/c | account | Tài khoản |
3 | admin | administration, administrative | Hành chính, quản lý |
4 | ad/advert | advertisement | Quảng cáo |
5 | AGM | Annual General Meeting | Hội nghị toàn thể thường niên |
6 | a.m. | ante meridiem | Buổi sáng |
7 | a/o | account of | Thay mặt, đại diện |
8 | AOB | any other business | Doanh nghiệp khác |
9 | ASAP | as soon as possible | Càng nhanh càng tốt |
10 | ATM | Automated Teller Machine | Máy rút tiền tự động |
11 | attn | for the attention of | Gửi cho ai (đặt ở đầu thư) |
12 | approx | approximately | Xấp xỉ |
13 | A.V. | Authorized Version | Phiên bản ủy quyền |
14 | bcc | blind carbon copy | Chuyển tiếp email cho nhiều người Cùng lúc (Người nhận không thấy được những người còn lại) |
15 | cc | carbon copy | Chuyển tiếp email cho nhiều người cùng lúc(Người nhận thấy được những người còn lại) |
16 | CEO | Chief Executive Officer | Giám đốc điều hành |
17 | c/o | care of | Gửi cho ai (ở đầu thư) |
18 | Co | company | Công ty |
19 | cm | centimetre | Cen-ti-met |
20 | COD | Cash On Delivery | Dịch vụ chuyển hàng thu tiền hộ |
21 | dept | department | Phòng, ban |
22 | doc. | document | Tài liệu |
23 | e.g. | exempli gratia (for example) | Ví dụ |
24 | EGM | Extraordinary General Meeting | Đại hội bất thường |
25 | ETA | estimated time of arrival | Thời gian nhận hàng dự kiến |
26 | etc | et caetera | Vân vân |
27 | GDP | Gross Domestic Product | Tổng thu sản phẩm nội địa |
29 | lab. | laboratory | Phòng thí nghiệm |
30 | Ltd | limited (company) | Công ty trách nhiệm hữu hạn |
31 | mo | month | Tháng |
32 | N/A | not applicable | Dữ liệu không xác định |
33 | NB | nota bene (it is important to note) | Thông tin quan trọng |
34 | no. | number | Số |
35 | obs. | obsolete | Quá hạn |
36 | PA | personal assistant | Trợ lý cá nhân |
37 | p.a. | per annum (per year) | Hàng năm |
38 | Plc | public limited company | Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng |
39 | pls | please | Làm ơn |
40 | p.m. | post meridiem (after noon) | Buổi chiều |
41 | p.p. | per pro | Vắng mặt |
42 | PR | public relations | Quan hệ công chúng |
43 | p.s. | post scriptum | Chú thích, ghi chú (phần tái bút trong thư, email,…) |
44 | PTO | please turn over | Lật sang trang sau |
45 | p.w. | per week | Hàng tuần |
46 | qty | quantity | Chất lượng |
47 | R & D | research and development | Nghiên cứu và phát triển |
48 | re / ref | with reference to | Nguồn, tham khảo |
49 | ROI | return on investment | Tỷ suất hoàn vốn |
50 | RSVP | repondez s‘il vous plait (please reply) | Yêu cầu thư trả lời |
51 | s.a.e. | stamped addressed envelope | Phong bì có dán tem |
52 | VAT | value added tax | Thuế giá trị gia tăng |
53 | VIP | very important person | Khách quan trọng |
54 | vol | volume | Âm lượng, khối lượng |
55 | wkly | weekly | Hàng tuần |
56 | yr | year | Năm |
Tổng hợp từ vựng tiếng Anh thương mại theo chủ đề
Từ vựng tiếng Anh thương mại về các loại hình công ty
- Company /ˈkampəni/: công ty
- Enterprise /ˈentəpraiz/: tổ chức kinh doanh, xí nghiệp, hãng
- Corporation /ˌkɔːr.pəˈreɪ.ʃən/: tập đoàn
- Joint venture /ˌdʒɔɪnt ˈven.tʃɚ/ : liên doanh
- Holding company /ˈhoʊl.dɪŋ ˌkʌm.pə.ni/: công ty mẹ
- Subsidiary /səbˈsɪd.i.er.i/: công ty con
- Affiliate /əˈfɪl.i.eɪt/: công ty liên kết
- Private company /ˌpraɪ.vət ˈkʌm.pə.ni/: công ty tư nhân
- Limited company ( Ltd) /ˌlɪm.ɪ.t̬ɪd ˈkʌm.pə.ni/: công ty trách nhiệm hữu hạn
- Joint stock company (JSC) /ˌdʒɔɪnt.stɑːk ˈkʌm.pə.ni/: công ty cổ phần
Xem thêm: Tiếng Anh trong kinh doanh (business)
Từ vựng tiếng Anh về chức vụ trong công ty
- Chief Executive Officer (CEO) /ˌtʃiːf ɪɡˌzek.jə.t̬ɪv ˈɑː.fɪ.sɚ/: giám đốc điều hành
- Chief Financial Officer (CFO) /ˌtʃiːf faɪˈnæn.ʃəl ˌɑː.fɪ.sɚ/: giám đốc tài chính
- Clerk/ secretary /klɝːk/ /ˈsek.rə.ter.i/: thư ký
- Deputy of department: phó phòng
- Deputy/Vice director: phó giám đốc
- Director /daɪˈrek.tɚ/: giám đốc
- Employee /ɪmˈplɔɪ.iː/: nhân viên/ người lao động
- Employer /ɪmˈplɔɪ.ɚ/: người sử dụng lao động
- Founder /ˈfaʊn.dɚ/: người sáng lập
- General director /daɪˌrek.tɚ ˈdʒen.ɚ.əl/: tổng giám đốc
- Head of department: trưởng phòng
- Manager /ˈmæn.ə.dʒɚ/: quản lý
- Representative /ˌrep.rɪˈzen.t̬ə.t̬ɪv/: người đại diện
- Supervisor /ˈsuː.pɚ.vaɪz/: người giám sát
- Trainee /ˌtreɪˈniː/: người được đào tạo
- Trainer /ˈtreɪ.nɚ/: người đào tạo
Từ vựng tiếng Anh thương mại về các phòng ban
- Agent /ˈeɪ.dʒənt/: đại lý, đại diện
- Branch office: chi nhánh
- Accounting department /əˈkaʊn.t̬ɪŋ dɪˈpɑːrt.mənt/: phòng kế toán
- Administration department /ədˌmɪn.əˈstreɪ.ʃən dɪˈpɑːrt.mənt/: phòng hành chính
- Department /dɪˈpɑːrt.mənt/: phòng, ban
- Human resources department (HR) /ˌhjuː.mən ˈriː.sɔːr.sɪz dɪˈpɑːrt.mənt /: phòng nhân sự
- Marketing department /ˈmɑːr.kɪ.t̬ɪŋ dɪˈpɑːrt.mənt/: phòng marketing
- Sales department /seɪlz dɪˈpɑːrt.mənt /: phòng kinh doanh
- Shipping department /ˈʃɪp.ɪŋ dɪˈpɑːrt.mənt/ : phòng vận chuyển
- Regional office: văn phòng địa phương
- Representative office: văn phòng đại diện
- Headquarters /ˈhedˌkwɔːr.t̬ɚz/: trụ sở chính
- Outlet /ˈaʊt.let/: cửa hàng bán lẻ
Từ vựng tiếng Anh sử dụng trong các cuộc họp

- Agenda /əˈdʒen.də/: Danh sách vấn đề cần giải quyết
- Attendee /ə.tenˈdiː/: Thành phần tham dự
- Ballot /ˈbæl.ət/: Bỏ phiếu kín
- Chairman /ˈtʃer.mən/: Người chủ trì cuộc họp
- Clarify /ˈkler.ə.faɪ/: Làm sáng tỏ
- Conference /ˈkɑːn.fɚ.əns/: Hội nghị
- Consensus /kənˈsen.səs/: Sự đồng thuận chung
- Deadline /ˈded.laɪn/: Thời gian hoàn thành hiện vụ nào đó
- Decision /dɪˈsɪʒ.ən/: Quyết định
- Main point: Ý chính
- Minutes /ˈmɪn·əts/: Biên bản cuộc họp
- Objective /əbˈdʒek.tɪv/: Mục tiêu của cuộc họp
- Point out: Chỉ ra
- Proposal /prəˈpoʊ.zəl/: Thỉnh cầu, yêu cầu
- Recommend /ˌrek.əˈmend/: Đưa là lời khuyên, tiến cử
- Show of hands: Thể hiện sự đồng ý
- Summary /ˈsʌm.ɚ.i/: Tóm tắt lại
- Task /tæsk/: Nhiệm vụ
- Unanimous /juːˈnæn.ə.məs/: Nhất trí, đồng thuận
- Vote /voʊt/: Biểu quyết
Từ vựng về các hoạt động khác trong công ty
- Diversify /dɪˈvɝː.sə.faɪ/: Đa dạng hóa
- Do business with: Làm ăn với
- Establish (a company) /ɪˈstæb.lɪʃ/: Thành lập (công ty)
- Downsize /ˈdaʊn.saɪz/: Cắt giảm nhân sự
- Franchise /ˈfræn.tʃaɪz/: Nhượng quyền thương hiệu
- Go bankrupt: Phá sản
- Merge /mɝːdʒ/: Sáp nhập
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thương mại
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thương mại điện tử
- Exchange /ɪksˈtʃeɪndʒ/: Nơi giao dịch, trao đổi
- Electronic broker (e-broker) /iˌlekˈtrɑː.nɪk ˈbroʊ.kɚ//: Nhà môi giới điện tử
- Merchant account /ˈmɝː.tʃənt əˈkaʊnt/: Tài khoản thanh toán doanh nghiệp
- Electronic distributor //iˌlekˈtrɑː.nɪk dɪˈstrɪb.jə.t̬ɚ/: Nhà phân phối điện tử
- Electronic bill: Hóa đơn điện tử
- Encryption /ɪnˈkrip.ʃən/: Mã hóa
- Ebook /ˈiːbʊk/: Sách điện tử
- Gateway /ˈɡeɪt.weɪ/: Cổng nối
- Electronic data interchange: Trao đổi dữ liệu điện tử
- e-enterprise: Doanh nghiệp điện tử
- Paid listing: Niêm yết phải trả tiền
- Back-end-system: Hệ thống tuyến sau
- e-business: Kinh doanh điện tử
- Agent /ˈeɪ.dʒənt/: Đại lý
- Auction online: Đấu giá trên mạng
- Look-to-book ratio: Tỉ lệ xem
- Authentication /ɑːˈθen.t̬ə.keɪt/: Xác thực
- Autoresponder /ˌɑː.t̬oʊ.rɪˈspɑːn.dɚ/: Trả lời tự động
- Affiliate marketing: Tiếp thị liên kết
- Payment gateway: Cổng thanh toán
>> Xem thêm: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong phỏng vấn sao cho ấn tượng nhất

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kinh doanh quốc tế
- Foreign currency: Ngoại tệ
- Depreciation /dɪˈpriː.ʃi.eɪt/: Khấu hao
- Surplus /ˈsɝː.pləs/: thặng dư
- Customs barrier: hàng rào thuế quan
- Billing cost: chi phí hóa đơn
- Earnest money: tiền đặt cọc
- Treasurer /ˈtreʒ.ɚ.ɚ/: thủ quỹ
- Mode of payment: phương thức thanh toán
- Speculation /ˌspek.jəˈleɪ.ʃən/: đầu cơ/ người đầu cơ
- Inflation /ɪnˈfleɪ.ʃən/: sự lạm phát
- Turnover /ˈtɝːnˌoʊ.vɚ/: doanh số, doanh thu
- Customs barrier: hàng rào thuế quan
Những mẫu câu giao tiếp phổ biến trong tiếng Anh thương mại
Bên cạnh việc nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh thương mại, bạn cũng đừng quên luyện tập những câu giao tiếp phổ biến để sử dụng khi cần.
– Could you tell me something about price?
(Bạn có thể trao đổi một chút về giá được không?)
– I can offer a reasonable price.
(Tôi có thể đưa ra một mức giá phù hợp).
– The price we quoted is only firm for 1 day.
(Mức giá chúng tôi đưa ra chỉ có hiệu lực trong 1 ngày.)
– I’m sure that our price is the most favorable.
(Tôi chắc mức giá của chúng tôi là ưu đãi nhất rồi.)
– The cost could be negotiable according to the quantity of your request.
(Mức giá có thể thương lượng được tùy theo số lượng hàng hóa yêu cầu.)
– He ordered 200 boxes of paper.
(Anh ấy đặt hàng 200 thùng giấy)
Có rất nhiều cách khác nhau để nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh thương mại phục vụ cho công việc. Điều quan trọng là bạn cần chăm chỉ học và vận dụng mỗi ngày để có thể sử dụng thật lưu loát.
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể lựa chọn đồng hành cùng ELSA Speech Analyzer. Đây là ứng dụng luyện nói và giao tiếp tiếng Anh cho người đi làm, có khả năng chuyển bài nói sang văn bản, phát hiện những lỗi sai và đưa ra hướng dẫn sửa thông qua 5 yếu tố: phát âm, ngữ điệu, độ lưu loát, từ vựng, ngữ pháp.
Nhờ công nghệ A.I nhận diện giọng nói độc quyền, ELSA Speech Analyzer có thể phát hiện lỗi sai phát âm của bạn trong từng âm tiết mà không bị nhầm lẫn với giọng nói của người khác. Sau đó, hướng dẫn người dùng cách nhấn âm, nhả hơi, đặt lưỡi sao cho chuẩn nhất thông qua các video minh họa trên hệ thống.

Để lại thông tin và nhận mã khuyến mãi đặc biệt chỉ có trong tháng này
Bên cạnh đó, ELSA Speech Analyzer còn giúp bạn đánh giá mức độ sử dụng từ vựng và đề xuất từ mới nâng cao hơn, chuyên nghiệp hơn. Thông qua những gợi ý từ hệ thống, bạn có thể kết hợp để luyện tập thêm các tình huống giả lập như: Trò chuyện với đồng nghiệp, giao tiếp với khách hàng, đàm phán và thuyết trình tiếng Anh,..

Ngoài ra, ELSA Speech Analyzer còn có một tính năng mới nổi bật hơn so với các công cụ học tiếng Anh khác trên thị trường là khả năng tích hợp với Chat GPT để có những đề xuất bài nói phiên bản tốt hơn bài gốc ở mọi tình huống trong thương mại. Nếu luyện tập nhiều với tính năng này, khả năng giao tiếp và xử lý vấn đề bằng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ thần tốc.

Trong trường hợp, bạn phát âm chuẩn, biết được nhiều từ vựng nhưng lại bị sai nhiều về mặt ngữ pháp. Đừng lo lắng, ELSA Speech Analyzer sẽ chỉ ra lỗi sai ngữ pháp và đồng thời đề xuất những từ vựng và cấu trúc nâng cao hơn để bạn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình.

Tính năng đồng bộ với cuộc họp trên công cụ Google Calendar và Outlook của ELSA Speech Analyzer sẽ giúp bạn có thể ghi âm trực tiếp cuộc họp, buổi thuyết trình,… và tiến hành phân tích để bạn có thể nói tiếng Anh ngày càng tốt hơn.

Việc rèn luyện tiếng Anh giao tiếp thương mại của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có ELSA Speech Analyzer đồng hành. Vậy thì còn chần chờ gì mà không đăng ký ELSA Speech Analyzer để trải nghiệm ngay hôm nay!